Trong giai đoạn hiện nay, sự quan tâm của người tiêu dùng tới những vấn đề lớn, mang tính toàn cầu như việc ứng xử giữa người và người phải bảo đảm tính nhân văn, bình đẳng; ứng xử với xã hội phải coi trọng hài hòa lợi ích, công bằng; với thiên nhiên chú trọng sự bền vững, tiết kiệm tài nguyên và nhất là không xâm hại thiên nhiên có thể gây biến động lớn, gây nguy cơ môi trường và cuộc sống… Tất cả những đòi hỏi trên được thể hiện ở những bộ tiêu chí có thể mang tính quốc gia, khu vực, thậm chí chỉ thực thi trong một hệ thống phân phối tiêu dùng nào đó. Thí dụ hiện nay có bộ tiêu chí doanh nghiệp (DN) bền vững (CSI) do VCCI công bố; Trade Fair; ESG… ở các nước tiên tiến. Tùy khách hàng DN có, phải theo yêu cầu của họ. Hiện nay bộ tiêu chí ESG (môi trường – xã hội – quản trị) đang được quan tâm khá ồn ào.
KAF, trong chiến lược hoạt động của mình, coi trọng sự phát triển minh bạch, bền vững cho nên trong nhận thức việc thực hiện ESG không phải là thách thức, mà coi đó là tất yếu, phải thực thi; coi đó cũng là cơ hội để hoàn thiện mình, vươn tầm tăng năng lực cạnh tranh. Từ đó ban lãnh đạo KAF quan tâm tham dự các buổi hội thảo về chủ đề này; đồng thời, qua cuộc trao đổi , thảo luận với các khách hàng lớn của KAF tại hội chợ triển lãm thực phẩm toàn cầu ở các quốc gia mà KAF đã tham gia thì họ cũng đặt ra vấn đề này đối với KAF trong viếc phát triển sắp tới. Việc thu thập các thông tin về ESG, nhất là nội dung các tiêu chí và qua đó từng bước triển khai, quán triệt trong nội bộ và tiếp theo là triển khai thực hiện đã được đề cập trong đại hội cổ đông vừa qua của KAF cũng là mục tiếu sắp tới mà kAF phải đạt được.
Một số tiêu chí căn bản của ESG có thể nêu ra là:
+ E – Môi trường: Tập trung các nội dung Tiêu thụ và hiệu suất năng lượng/ Sử dụng năng lượng tái tạo/ Khí thải nhà kính/ Quản lý chất thải/ Bảo tồn đa dạng sinh học/ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…
+ S – Xã hội: Tập trung các nội dung như Thù lao công bằng cho người lao động bao gồm mức lương đủ sống/ An toàn và sức khỏe nơi làm việc/ Chính sách bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư/ Quyền con người/ Bình đẳng giới tính/ Chống phân biệt đối xử/ Sự hài lòng của khách hàng/ Mối quan hệ với cộng đồng, bao gồm mối liên kết và tác động của tổ chức đối với cộng đồng địa phương nơi hoạt động/ Tham gia phúc lợi xã hội…
+ G – Quản trị: Tập trung các nội dung như Sự minh bạch tài chính và tính chính trực trong kinh doanh/ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ/ Tuân thủ quy định và các sáng kiến về quản lý rủi ro/ Quy định về tham nhũng, xung đột lợi ích/ Quyền lợi cổ đông…
Các nội dung trên tuy chưa hoàn thiện nhưng cũng là những phần mang tính chất cơ bản để mọi người có cái nhìn khái quát và hình dung các lĩnh vực, công việc phải tham gia. Khi tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy các nội dung này có liên quan và có tác dụng hỗ tương. KAF chỉ mới khởi đầu “nhập môn” ESG nhưng với nhận thức và sự nỗ lực từ các cấp, trước tiên là từ ban lãnh đạo, KAF tin rằng sẽ đạt các kết quả từng bước và sẽ đi dến đích.
Tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay KAF nói riêng, DN nói chung không thể không quan tâm và thực thi các nội dung của ESG. Tham gia sớm thể hiện nhận thức cập nhật kịp thời tình hình thế giới, qua đó sẽ sớm tự hoàn thiện mình hơn và sẽ tạo ưu thế trong cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
DƯƠNG NGỌC KIM
TGĐ KAF